Các tham số củ Loa (Driver)

CÁC THÔNG SỐ CỦA CỦ LOA

Khi thiết kế 1 thùng với củ loa có sẵn, thông thường sẽ phải quan tâm tới thông số: Thiele/Small  (tên của 2 người tiên phong trong nghiên cứu phân tích Loa)

I. Tham số cơ bản và mô tả :

  • Sd – Diện tích màng loa, tính theo m2.
  • Mms – Tổng trọng lượng của màng loa và cuộn coil , tính theo kg ,có bao gồm cả tải âm (Acoustic load *) . Trọng lượng của riêng màng loa và cuộn coil : Mmd
  • Cms – Độ cứng của cơ cấu treo , đơn vị N/m.
  • Rms – Sức cản cơ học hệ thống treo của loa. N·s/m
  • Le – Cảm kháng cone loa (mH) (tại 1 kHz).
  • Re – Trở kháng DC của cone loa, tính bằng ohms.
  • BL – Tích số của cường độ từ trường (khe hở nam châm loa) và chiều dài cuộn coil đặt trong từ trường  – đo bằng tesla-metres (T·m).
  • Vas – Thể tích không khí tương đương sinh ra bởi việc di chuyển màng loa.(lít) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế thùng loa.

II. Tham Số tín hiệu nhỏ và mô tả :

1. Fs (Fundametal Frequency) – Tần số cộng hưởng

Tần số cộng hưởng của loa được giải thích  là tần số rung tự do của màng loa khi ta đặt tay nhẹ vào màng loa và thả tay ra.

Phía dưới Fs, tín hiệu bắt đầu suy giảm. Vì vậy các loa có Fs càng nhỏ, đáp ứng tần số thấp càng tốt ~ bass cho ra càng tốt.

  • Loa có Fs càng thấp , càng tốt
  • Loa Fs = 40Hz sẽ hoạt động tốt tại dải tần số cỡ 45Hz trở nên và không thể chơi tốt ở 30Hz.

2. Qes. Hệ số hãm điện, sinh ra bởi coil và từ trường nam châm, khi cuộn coil di chuyển trong từ trường nó sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng trong cuộn coil, cản trở sự chuyển động đó. Có một khái niệm liên quan đó là Damping Factor của amply.

3. Qms  Hệ số hãm cơ học, sinh ra bởi cơ cấu treo : Surround và spider

4.Qts.  Tổng hợp của Qes và Qms .  1/Qts = 1/Qms + 1/Qes .

5. Vas – Thể tích không khí tương đương sinh ra bởi việc di chuyển màng loa.

–  ρ tỷ trọng không khí (1.184 kg/m3 tại 25 °C), c tốc độ âm thanh (346.1 m/s tại 25 °C). Theo công thức sẽ là M3, chia cho 1000 để được dung tích LÍT

 

*Acoustic load : tải âm là một khái niệm khá khó hiểu, sẽ liên quan đến việc thiết kế thùng loa. Nếu đặt loa trong 1 chiếc thùng, khi giao động sẽ làm không khí phía trong bị nén, khi đó không khí sẽ có 1 “độ cứng” nhất định – đây gọi là tải âm, nó tạo sức nặng cản trở cone loa đưa vào.. Tại tần số thấp, “độ cứng” của không khí có thể gấp 4 lần độ cứng của hệ thống treo của loa.

III. Tham số tín hiệu lớn :

  • Xmax – Độ di chuyển tối đa của Cone ở điều kiện bình thường. (mm)
  • Xmech – Độ di chuyển tối đa của Cone trước khi cơ cấu vật lý bị hư hại. (mm)
  • Vd – Thể tích dịch chuyển tối đa của màng loa.  Vd = Sd·Xmax

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *