TỤ ĐIỆN
Trong Audio cao cấp việc thay thế các linh kiện trở nên rất cần thiết ,khi theo thời gian chất lượng của chúng đã xuống cấp, làm giá trị gốc của sản phẩm bị mất đi. Tụ điện là thành phần dễ bị tổn thương nhất bởi thời gian.
Sau nhiều năm cung cấp tụ điện, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi lặp lại về vấn đề tụ điện, có những câu hỏi rất cơ bản, nhưng có những câu hỏi mà ngay cả nhiều người có chuyên môn cũng chưa chắc biết chính xác được.
Hôm nay chúng tôi xin tổng hợp 1 số lý thuyết đơn giản nhất có thể về Tụ điện để giải thích 1 số câu hỏi trong lĩnh vực Audio. Vì thời gian không có nhiều, chúng tôi sẽ tổng hợp dần dần , rất mong sự đóng góp của các cao nhân, vì kiến thức và cách hiểu mỗi người có thể sai sót.
I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ TỤ ĐIỆN
1. Tụ Điện là gì ?
Tụ điện là thiết bị có tác dụng lưu trữ điện áp, về cơ bản giống như Pin – ăcqui nhưng khả năng nạp xả nhanh và dung lượng nhỏ hơn.
2. Nhiệm vụ cơ bản của tụ điện
– Lọc nguồn : làm cho nguồn DC ngõ ra bằng phẳng, không gợn sóng
– Lọc nhiễu cao tần : do đặc tính thay đổi trở kháng theo tần số , nên ở cao tần, Tụ điện gần như nối tắt vì vậy nó được dùng trong các phần lọc nhiễu cao tần.
– Nối tầng khuyếch đại : Cũng do phụ thuộc vào tần số nên tụ điện Block DC (không cho DC vượt qua) mà chỉ cho AC (signal) nên nó dùng để cách ly DC trong các tầng khuyếch đại.
– Lọc tần số : kết hợp với các linh kiện thụ động khác: R hoặc L, chúng tạo ra các mạch cắt tần số theo yêu cầu
3. Phân loại
– Về cơ bản: Tụ điện có 2 loại ,Tụ có cực và tụ không có cực
4. Cấu tạo
– Tụ điện chỉ gồm 2 BẢN CỰC song song, cách điện với nhau bằng 1 chất cách điện gọi là ĐIỆN MÔI
Và nó được tính bởi công thức
Trong đó:
- C: điện dung, có đơn vị là farad [F];
- εr: Là hằng số điện môi hay còn gọi là điện thẩm tương đối (so với chân không) của lớp cách điện;
- ε0: Là hằng số điện thẩm;
- d: là chiều dày của lớp cách điện
- S: là diện tích bản cực của tụ điện.
- Thông số quan trọng của tụ điện
Công thức này có ý nghĩ rất quan trọng.
5. Thông số của Tụ Điện
– Tụ điện có thông số cơ bản : Điện dung (mF,F..) theo công thức trên, và Volt (khả năng chịu đựng của tụ)
6. Tham số đánh giá tụ điện
II. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỚI TỤ ĐIỆN
(phần này sẽ tổng hợp theo thời gian, chúng tôi sẽ lần lượt trả lời chúng)
- Chất lượng của tụ điện phụ thuộc vào điều gì, làm sao để đánh giá chúng?
- Chất lượng của Tụ Điện phụ thuộc vào chất liệu của 2 bản cực, điện môi. Đối với tụ hoá thì độ tinh khiết của bản cực đặc biệt quan trọng. Độ bền của tụ được quyết định bởi độ bền điện môi các điện. Có rất nhiều loại vật liệu cách điện khác nhau, nhưng trong audio tụ cao cấp thường là giấy tẩm dầu, hoặc teflon. Tụ điện môi teflon thường đắt tiền hơn các loại khác. Để đánh giá chất lượng của tụ phải có thiết bị đo chuyên dụng. Có vài thông số cần được kiểm tra. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về vấn đề này.
2. Điện áp của tụ do cái gì quyết định ? Tại sao tụ điện áp lớn thì lại to hơn?
- Điện môi cách điện của tụ điện chính là thành phần quyết định khả năng chịu áp của tụ. Một khi điện áp đủ lớn để đánh thủng lớp cách điện thì kết quả tụ sẽ bị hỏng, có thể bị nổ (hơn cả pháo) vì lúc đó tụ bị thông giống như 1 trở tải. Tụ có điện áp chịu đựng lớn hơn, nếu cùng điện môi thì kích cỡ sẽ lớn hơn. Một số trường hợp thấy tụ nhỏ hơn là do chất liệu điện môi tốt hơn, mỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo cách điện.
3. Tại sao tụ lại giảm chất lượng theo thời gian?
- Tuổi thọ của vật chất sẽ bị suy giảm theo thời gian. Thông thường trong khoảng thời gian 10 năm thì tụ giảm chất lượng đáng kể, kể cả không sử dụng. Vấn đề độ bền của tụ phụ thuộc chủ yếu vào điện môi cách điện. Với tụ hoá điện môi là oxit kim loại và có thêm lớp giấy có dung dịch điện phân nên dễ tổn hại theo thời gian hơn. Tụ teflon điện môi bền nhất , đó là lý do Vcap sẵn sàng bảo hành trọn đời.
4. Tại sao tụ hoá lại có cực ?
- Tụ hoá hoạt động dựa trên quá trình điện phân. Trong quá trình này, mỗi bản cực phải nối tương ứng với điện áp dương và âm thì quá trình mới xảy ra. Tụ hoá được thiết kế riêng cho lọc nguồn DC.
5. Có thể sử dụng tụ hoá thay thế bằng tụ không có cực ?
- Đa số là không được.
6. Tụ hoá có dùng trong phân tần được không ?
- Câu trả lời là có, nhưng phải dùng 1 cặp (2 con) nối 2 đầu – của chúng với nhau để tạo thành 1 tụ bipolar. Nếu không làm vậy tụ hoá có thể nổ hoặc chết mà không báo trước.
7. Tụ hoá, Bipolar , tụ non-polar.. sao nhiều loại thế, khác nhau thế nào?
- Câu hỏi này rất thường gặp, Tụ hoá như đã đề cập được thiết kế riêng cho lọc nguồn, chủ yếu được sử dụng với nguồn DC, các tụ không phân cực (non hoặc Bipolar ) được dùng chủ yếu trong lọc nhiễu hoặc dẫn tín hiệu AC.
- Bipolar và non-polar đa phần mọi người thường hiểu là tụ không có cực, tuy nhiên tên gọi của nó cho thấy sự khác nhau hoàn toàn. Bi-polar bản chất chính là tụ hoá nối nối tiếp như hình : Trong khi đó tụ non-polar thì hoàn toàn không có cực tính. Chúng ta thường thấy tụ Bipolar có trị số lớn nhưng kích cỡ thường bé hơn rất nhiều so với tụ non-polar. Bipolar được sử dụng bởi lý do giá thành và kích cỡ của nó. Có nhiều chỗ cần giá trị lớn nhưng không gian nhỏ hẹp bắt buộc phải dùng. Hoặc vì vấn đề người ta muốn tiết kiệm chi phí. Tụ bipolar thường rẻ tiền hơn rất nhiều so với non-polar.
8. Chọn loại tụ thay thế có uf như nhau nhưng , điện áp cao hơn có sao không ?
Khi thay thế tụ điện ta cần quan tâm đến điều gì?
Đầu tiên là điện áp tụ phải lớn hơn hoặc bằng điện áp làm việc. Thứ 2- điện dung phải phù hợp với yêu cầu mạch điện!
Nếu thay tụ có giá trị điện dung lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì thế nào các bác
có thể nối 2 đầu tụ điện lại với nhau được không
Nice response in return of this difficulty with firm
arguments and describing the whole thing regarding that.
Bài viết này thực sự rất hữu ích, đặc biệt là phần giải thích các thuật ngữ kỹ thuật âm thanh. Các câu hỏi thường gặp về cách chọn loa và cải thiện âm thanh đều được giải đáp rõ ràng. Mình cảm thấy dễ hiểu và áp dụng được ngay, nhất là khi muốn tối ưu hóa hệ thống âm thanh của mình.